Folge uns
iBookstore
Android app on Google Play
Gefällt mir
Ein Programm der Universität Leiden
Đi tìm ranh giới thiên hà

Vũ trụ của em

16. May 2012, Ho Chi Minh city

Ánh sáng của hàng trăm tỷ ngôi sao trong thiên hà đã được kết hợp lại để tạo nên bức ảnh thiên văn đầy ấn tưởng với một mảng màu nhẹ. Thật khó để chúng ta thấy được hình dạng của một thiên hà bởi vì ánh sáng của nó từ từ mờ dần ra xa giống như bạn di chuyển ra xa từ trung tâm, mà không có một ranh giới rõ ràng để xác định được rìa.

Để thấy được hình dạng của thiên hà này, đầu tiên hãy bấm vào bức ảnh để thấy nó với kích thước lớn. Bây giờ hãy tưởng tượng vẽ một đường viền bên ngoài ánh sáng rực rỡ ở giữa với một cây bút đen. Nó sẽ có hình dạng elip, giống như quả bóng bầu dục vậy. Các nhà thiên văn học gọi những quả bóng bầu dục này là thiên hà. Có những thiên hà trông giống như những xoáy nước trong vũ trụ, mà thường được gọi là các thiên hà hình xoắn ốc, và có rất nhiều thiên hà có hình dạng không đều, bất đối xứng. (Thiên hà chúng ta – ngân hà – là một thiên hà hình xoắn ốc)

Thiên hà hình elip là những thiên hà lớn nhất trong Vũ trụ và các ngôi sao chúng quay quanh một tâm trong mọi hướng. Điều này làm chúng khác so với những thiên hà xoắn ốc, ở đó các ngôi sao chuyển động quanh trung tâm dù nếu nó có thể chỉ chuyển động giống nhau trên cùng một mặt phẳng vô hình. Cơ bản, nếu một thiên hà hình elip giống một quả bóng bầu dục thì thiên hà xoắn ốc sẽ bẹt và mỏng hơn, giống một chiếc đĩa ăn.

Và không giống như thiên hà dạng xoắn ốc, thiên hà elip thường không có bụi. Tuy nhiên, chúng vẫn chứa một ít bụi mà có thể nhìn thấy như là một gợn sóng nhẹ trải dài ở trung tâm. Các nhà thiên văn học cho rằng đó có thể là những tàn dư của thiên hà xoắn ốc mà thiên hà này bị rách toạc do lực hấp dẫn mạnh mẽ của thiên hà hình elip tác dụng lên.    

Bạn có biết

Để có thể gom đủ ánh sáng từ thiên hà, bức ảnh thiên văn này mất đến 50 giờ để chụp đấy! Một khoảng thời gian quá dài để nói “Cheese”! (cười lên!)

Share:

Mehr Neuigkeiten
14 September 2020
10 September 2020
3 September 2020

Bilder

Galaktische Grenzen markieren
Galaktische Grenzen markieren

Printer-friendly

PDF File
1014,9 KB